Những tình huống nào người sử dụng lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) với nhân viên, trình tự ra sao và những chế độ phải giải quyết cho người lao động như thế nào?

Bạn đọc Hoàng Minh Vương nhờ luật sư tư vấn giúp về trình tự đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) với người lao động.

Luật sư Phùng Anh Chuyên tư vấn:

Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ căn cứ theo khoản 1 Điều 36 Bộ luật Lao động (BLLĐ) 2019. Đồng thời người sử dụng lao động phải đảm bảo thời gian báo trước theo quy định tại khoản 2 Điều 36 BLLĐ 2019. Người sử dụng lao động cần chú ý những trường hợp nkhông được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 37 BLLĐ 2019. Sau khi chấm dứt HĐLĐ, người sử dụng lao động thực hiện các trách nhiệm tại Điều 46 và Điều 48 BLLĐ 2019.


undefined - Ảnh 1.

Thạc sĩ, Luật sư Phùng Anh Chuyên

"Điều 36. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động

1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp sau đây:

a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc…

b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với

Khi sức khỏe của người lao động bình phục thì người sử dụng lao động xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động với người lao động;

c) Do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa hoặc di dời, thu hẹp sản xuất, kinh doanh……… .

đ) Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định

e) Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên;

g) Người lao động cung cấp không trung thực thông tin theo nội quy …

2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, đ và g khoản 1 Điều này, người sử dụng lao động phải báo trước cho người lao động như sau:

a) Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

b) Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;

3. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động quy định tại điểm d và điểm e khoản 1 Điều này thì người sử dụng lao động không phải báo trước cho người lao động.

"Điều 46. Trợ cấp thôi việc

1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9 và 10 Điều 34 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương, trừ trường hợp đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 36 của Bộ luật này.

2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã

Điều 48. Trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động

1. Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên, trừ trường hợp sau đây có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày:

a) Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động;

…………….

2. Tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp thôi việc và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động được ưu tiên thanh toán trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản.

3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm sau đây:

a) Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động;

b) Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu. Chi phí sao, gửi tài liệu do người sử dụng lao động trả"."

Trên đây là nội dung Luật sư trả lời để bạn có thể tham khảo dựa trên nội dung bạn cung cấp cho chúng tôi. Cảm ơn bạn!

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên