03/02/2024

Phải đến tận 9 năm nữa, tức vào năm Nhâm Tý 2033, người Việt mới có thể đón khoảnh khắc giao thừa vào ngày 30 Tết. Vì sao lại như vậy?

Ngày 30 Tết là một ngày quan trọng đã đi vào tiềm thức của người dân Việt Nam từ rất lâu. Tuy nhiên, phải đến tận 9 năm nữa, tức vào năm Nhâm Tý 2033, người Việt mới có thể đón khoảnh khắc giao thừa vào ngày 30 Tết. Bởi vì bắt đầu từ năm 2025 đến năm 2032, tháng Chạp chỉ có 29 ngày. Sau đây là những lý do:

    1. Có những tháng đủ ngày và tháng thiếu ngày

Năm nay, năm 2024, Giao thừa sẽ rơi vào ngày 30 Tết vì là tháng đủ ngày. Tuy nhiên, vào những năm có tháng Chạp thiếu ngày thì ta sẽ đón Giao thừa vào đêm 29 Tết. Dò theo cách này, từ sau năm 2024 trở đi, tháng Chạp chỉ có 29 ngày nên tính đến năm Nhâm Tý 2033, ta mới có thể được đón đêm Giao thừa vào 30 Tết.

    2. Cách tính của lịch âm 

Điều này xuất phát từ cách tính riêng của lịch âm. Số ngày trong tháng của lịch này tính dựa trên con số thiên văn vận hành của Trái đất, Mặt trăng và Mặt trời. Nếu lịch dương dựa vào chu kỳ chuyển động của Trái đất xung quanh Mặt trời là khoảng 365 ngày thì lịch âm sẽ dựa theo chu kỳ Mặt trăng.

Theo đó, chu kỳ Mặt trăng từ tròn đến khuyết có chu kỳ bình quân là 29,53 ngày. Nhưng số ngày của mỗi tháng bắt buộc phải là số nguyên. Chính vì vậy mà lịch âm mới xuất hiện hiện tượng tháng đủ, tháng thiếu. Việc 8 năm liên tục không có ngày 30 Tết chỉ đơn giản là một sự trùng hợp chứ không phải là hiện tượng huyền bí gì cả. Chẳng hạn như trước đây, từ năm Bính Thân (2016) đến năm Canh Tý (2020) liên tục 5 năm có tháng Chạp đủ và năm Tân Sửu (2021) chính là năm gần nhất không có ngày 30 Tết. 

Và đó là nguyên do vì sao gần 10 năm nữa mới lại có ngày 30 Tết.

Xem thêm: Cách chụp ảnh Tết lung linh bằng smartphone

Xem thêm: Xe buýt dịp Tết có nhiều thay đổi, người dân cần lưu ý những gì?

Xem thêm: Các trường hợp bị thu hồi và tạm giữ CCCD từ ngày 1-7-2024

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên