06/03/2024
THANH VY
và 1 tác giả khác

Thực tế nhiều người không uống rượu bia nhưng vẫn có nồng độ cồn trong hơi thở và trong máu. Sau đây là một số thực phẩm khi ăn vào dễ tạo ra nồng độ cồn bạn cần chú ý.

    1. Các loại hoa quả chứa đường

Các loại hoa quả chứa nhiều đường như chuối tiêu, chôm chôm, mít, vải..., hoặc các sản phẩm đồ uống từ hoa quả đều có thể lên men tự nhiên sau khi sử dụng và sinh ra lượng cồn nhất định. Trong trường hợp vừa dùng những thực phẩm này, có thể đo được nồng độ cồn dù ở trị số rất nhỏ.

    2. Các món dùng rượu bia làm gia vị

Rượu, bia còn được sử dụng như một loại gia vị xuất hiện trong nhiều món ăn Việt Nam. Các món như tôm hấp bia, bò nhúng giấm, bò sốt vang, cơm rượu... vẫn có chứa một lượng ít cồn. Tuy có thể không ảnh hưởng đến việc điều khiển phương tiện giao thông, nhưng những món ăn này vẫn có thể khiến hơi thở có nồng độ cồn.

    3. Các loại thực phẩm dễ lên men

Những thực phẩm giàu chất bột đường như cơm, bún, phở…; thực phẩm giàu chất xơ hoặc sữa chua cũng có thể tạo ra nồng độ cồn sau khi ăn, nhất là sau khi ăn quá no vào buổi tối, làm thức ăn khó tiêu hóa, sản sinh nồng độ cồn.

Lưu ý: Một số người mắc hội chứng trào ngược dạ dày thực quản cũng có nhiều nguy cơ phát hiện nồng độ cồn trong hơi thở. Thời gian đào thải hết nồng độ cồn trong vòng khoảng 15-30 phút tùy lượng tiêu thụ.

Để tránh việc thổi nồng độ lên cồn dù không uống rượu, bia mà chỉ do ăn các thực phẩm chứa cồn, sau khi ăn nên nghỉ ngơi 30 phút, súc miệng, uống thêm nước lọc, hạn chế ăn quá no, ăn nhiều trái cây vào buổi tối. Trường hợp kiểm tra vẫn có nồng độ cồn, có thể đề nghị cán bộ cho nghỉ ngơi 15 phút rồi đo lại.

Những thông tin trên được tư vấn bởi các chuyên gia y tế.

Xem thêm: Hướng dẫn đóng phạt nguội online nhanh chóng tại nhà

Xem thêm: Tài xế vi phạm sẽ bị trừ điểm trên giấy phép lái xe như thế nào?
Xem thêm: Bạn đọc hỏi khó: Ăn tôm hấp bia, ăn cơm rượu thì có bị 'dính' nồng độ cồn không?

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên